5 Bước Lên Xuống Đèo An Toàn, Đi Đâu Cũng Dễ Dàng!

 

Trong không khí se lạnh như này, việc thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên trên những đỉnh núi là một hoạt động “hot” mà nhiều người lựa chọn vào mùa đông. Tuy nhiên, nếu bạn không phải là tài xế chuyên nghiệp hay là người mới học lái xe và chưa từng lái xe lên đèo-xuống đèo trước đây, việc này có thể gây ra tai nạn nếu không biết cách lái đúng.

Hãy để PTT Lubricants sẽ chia sẻ 5 bước lên/xuống đèo một cách an toàn và dễ dàng, giúp bạn tự tin khi lái xe lên đỉnh đèo hay xuống thung lũng. Cùng tìm hiểu xem có những gì nhé!

1. Kiểm Soát Tốc Độ Xe

Việc kiểm soát tốc độ xe sao cho phù hợp là rất quan trọng, vì mỗi con đèo có những đoạn đường lên-xuống và các khúc cua xen kẽ. Đặc biệt, khi lái xe xuống đèo, không nên đạp ga quá nhanh vì xe sẽ tự tăng tốc ngay cả khi không đạp ga. Trong khi lái xe lên đèo-xuống đèo, hãy tránh đạp phanh quá mạnh hoặc phanh quá nhẹ để tránh làm nóng đĩa và lốc phanh, đồng thời giữ an toàn và tăng sự cảnh báo khi lái xe.

2. Sử Dụng Số Đúng

Trong những đoạn đường có độ dốc cao, xe có thể không có đủ công suất để tiếp tục chuyển động lên đỉnh đèo. Hãy chuyển xuống số thấp hơn, ví dụ như số 1 hoặc số 2 trong trường hợp số sàn, hoặc chuyển sang các chế độ tương ứng nếu sử dụng số tự động như D2, D3, S, hoặc L tùy thuộc vào độ dốc của đường.

Nếu bạn đang lái xuống đèo hoặc trên đoạn đường có độ dốc, tuyệt đối không bao giờ nên để xe ở chế độ số N hay số tự động ở chế độ N, vì điều này có thể làm cho xe tự trôi xuống đèo mà bạn không kiểm soát được.

3. Hạn Chế Sử Dụng Phanh Khi Đi Xuống Đèo

Khi lái xe xuống đèo, tránh sử dụng phanh liên tục vì có thể làm nóng hệ thống phanh, cháy phanh dẫn đến giảm hiệu suất và an toàn của hệ thống. Thay vào đó, hãy sử dụng hệ thống phanh động cơ bằng cách giảm ga, chuyển xuống số thấp, hoặc sử dụng phanh động cơ (engine braking) nếu xe của bạn hỗ trợ tính năng này.

4. Cẩn Trọng Với Các Khúc Cua

Phần lớn các tai nạn trên cung đường đèo thường xảy ra tại các khúc cua. Nguyên nhân do lấn đường khi vào cua, vượt ẩu khi vào cua, chạy quá nhanh khi vào cua… Do đó mỗi khi vào cua người lái phải thật cẩn trọng, chú quan sát (quan sát đường và gương cầu lồi bố trí bên đường), giảm tốc độ, bóp còi báo hiệu, cua tròn, không lấn sang làn ngược chiều và cũng không nên bám sát vạch kẻ tim đường. Tuyệt đối không cua gấp, vào tua tốc độ cao.

Trên đoạn đường lên/xuống đèo, đa phần sẽ có đường hẹp và cung đường đèo khúc cua rất nhiều. Vì vậy, không nên chạy quá nhanh, không được vượt qua xe khác từ phía sau tại các khúc cua và hãy giữ khoảng cách an toàn giữa các xe để đảm bảo an toàn. Nếu trước mặt bạn là đoạn cung đường nguy hiểm, hãy cố gắng sử dụng phanh và chuyển số một cách mềm dẻo, giúp giảm tốc độ và tăng khả năng kiểm soát.

5. Đi Đúng Làn Đường

Khi chạy trên đường đèo, một số người kém ý thức thường phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn thiếu quan sát… dễ đẩy các phương tiện đi ngược chiều vào tình huống nguy hiểm. Vì thế để đảm bảo an toàn không nên bám quá sát vạch kẻ đường, nhất là khi xe vào cua hay khi lái xe đường mưa, lái xe đường trơn, lái xe đường sương mù… Hãy để lại khoảng trống để đề phòng các tình huống bất ngờ.

Vì đoạn đường đèo thường có những đoạn cung đường cong và độ dốc, bạn không nên lái xe lệch qua làn đường ngược chiều quá nhanh, bởi điều này có thể gây ra nguy hiểm. Nếu có khả năng, hạn chế việc chạy lấn phần đường và giữ cho xe luôn di chuyển một cách trơn tru và ổn định.

Đó là 5 bước lên/xuống đèo mà bạn có thể thực hiện để lái xe một cách an toàn. Hãy nhớ điều quan trọng nhất là luôn giữ an toàn và không bao giờ đặt mình vào tình huống rủi ro khi lái xe lên- xuống đèo. Chúc bạn một chuyến đi an toàn và trọn vẹn!


Trước khi đi đèo, để đảm bảo hành trình an toàn hạn chế các rủi ro, người lái nên

Kiểm tra lốp: Kiểm tra áp suất lốp, độ mòn lốp… Nếu lốp ô tô đã bị mòn, sử dụng trên 5 – 6 năm thì nên thay mới. Bởi lốp cũ thường yếu, khả năng bị thủng săm, nổ lốp rất cao.

Kiểm tra phanh: Kiểm tra hệ thống tình trạng phanh, má phanh, dầu phanh… Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở hệ thống phanh như phanh bị kêu, phanh bị nặng, bàn đạp phanh thấp… thì cần đưa đến gara để xử lý ngay.

Kiểm tra gạt mưa: Gạt mưa hoạt động tốt thì mới có thể làm sạch kính lái, đảm bảo tầm nhìn. Do đó trước khi đi xa nên kiểm tra gạt mưa và thay thế nếu gạt có dấu hiệu bị mòn, chai cứng…

Kiểm tra nhiên liệu: Trên đường đèo dốc thường hiếm khi có trạm xăng dầu, do đó xe cần được đổ đầy nhiên liệu trước khi lên hay xuống đèo.


Chúc bạn một chuyến đi an toàn và trọn vẹn!

Cường Anh Authentic

Sứ mệnh của Cường Anh Authentic là mang tới vóc dáng cân đối cho bất cứ ai mong muốn sở hữu thân hình hoàn hảo. Hãy cùng chúng tôi mang sản phẩm Trà tăng cân/giảm cân tới nhiều khách hàng hơn nữa để họ cũng có thể có được thân hình chuẩn